Vô lăng là bộ phận quyết định điều khiển hướng xe đi chuyển. Cách sử dụng vô lăng cho người mới bắt đầu học lái xe rất quan trọng
Tìm hiểu về vô lăng ô tô
Cách sử dụng vô lăng cho người mới bắt đầu: Vô lăng hay vành tay lái là một phần quan trọng trong hệ thống lái xe ô tô. Theo quy ước của từng quốc gia, tay lái có thể nằm ở bên phải hoặc bên trái theo chiều lưu thông đường bộ. Ở Việt Nam, vô lăng sẽ được thiết kế bên trái trong buồng lái xe ô tô vì chiều thuận được quy định trong luật giao thông nằm phía bên phải.
Vô lăng là bộ phận quyết định điều khiển hướng xe đi chuyển. Nhìn tưởng chừng nhưng dễ dàng nhưng thật ra thành thạo được kỹ thuật dùng bánh lái không phải là điều đơn giản. Vì thế khó khăn trong việc sử dụng vô lăng đối với người mới bắt đầu là trường hợp không còn lạ lẫm. Hãy cùng phukienotogiare tìm hiểu về cách sử dụng vô lăng chính xác và đơn giản nhất cho người mới làm quen sử dụng ô tô.
Cấu tạo vô lăng ô tô
Vô lăng ô tô được thừa hưởng những thành tựu của ngành công nghiệp đóng tàu. Ban đầu, các chấu trên vô lăng được dàn thành hình ngôi sao 3 cánh hoặc hình chữ thập. Đến ngày nay cấu tạo các chấu có sự tái thiết kế theo dạng chữ T hoặc nằm ngang. Lý do có sự thay đổi này là do hiện nay người lái cần phải nắm bắt nhiều hơn thông số vận hành phức tạp hơn trên bảng đồng hồ lái.
Về chất liệu, vô lăng được thiết kế từ chất liệu hợp kim nhôm hoặc magie có độ bền cao đảm bảo độ cứng và chắc chắn. Các phiên bản xe đua có thể sử dụng chất liệu carbon để giảm trọng lượng cho tổng thể xe.
Sau khi tạo hình cho vô lăng bằng chất liệu thành phần, bộ phận sản xuất sẽ ép nhựa tổng hợp bọc phía bên ngoài. Sau đó, bánh lái sẽ được chuyển qua phòng kỹ thuật để hoàn tất khâu tạo hình bên ngoài. Cuối cùng thợ sẽ lắp đặt phần chứa vi mạch và nút hoạt động còi và âm thanh cho vô lăng
Quá trình kiểm tra đạt chuẩn thì phần vô lăng sẽ được chuyển đến bộ phận lắp ráp để tiếp hành ghép vào xe ô tô.
Các nút điều khiển trên vô lăng ô tô
Không phải xe nào cũng có các nút điều khiển trên vô lăng ô tô giống nhau. Tuy nhiên, đa số các nút trên vô lăng trên các dòng xe sẽ có công dụng tương tự nhau. Chỉ khác một điều các nút có thể tùy biến nằm ở trên bánh lái hoặc ngày dưới màn hình dvd
Sau đây là một số nút điều khiển cơ bản mà bạn có thể tìm hiểu:
+ Nút +, – để điều chỉnh âm lượng loa
+ Nút >,< ngay bên dưới dùng để chuyển nhạc hoặc chuyển kênh
+ Nút MODE dùng để chuyển chế độ của hệ thống âm thanh
+ Hai nút hình điện thoại là để nhận, hoặc từ chối cuộc gọi điện thoại
+ Nút TEMP để điều chỉnh nhiệt độ điều hoà + Nút OFF để tắt điều hòa xe
+ Nút AUTO để bật chế độ điều hòa tự động
+ Nút DISP để thay đổi hiển thị trên
+ Nút có hình đầu người để người lái điều khiển bằng giọng nói
Cách sử dụng vô lăng ô tô
Cầm vô lăng, đánh tay lái là những thao tác chiếm phần lớn thời gian của người điều khiển xe ô tô. Trong phần này phukienotogiare sẽ chia sẻ cho các bạn các cách cầm vô lăng để chúng ta kiểm soát tay lái linh hoạt hơn, tránh được những trấn thương nguy hiểm.
Tư thế cầm vô-lăng
Coi vô lăng ô tô như một mặt đồng hồ, tư thế chuẩn cầm lái là đặt tay phải ở vị trí 3 giờ còn tay trái ở vị trí 9 giờ. 4 ngón tay ôm sát vào vành vô lăng, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng. Khi đặt tay xong, người lái xe cần ngồi thẳng để cho vai và tay được thả lỏng, việc này giúp lái xe trong thời gian dài không bị mỏi và cứng người.
Một số người thường bỏ cả 2 tay ra khỏi bánh lái khi vô lăng trợ lực bắt đầu tự lái. Điều này vô cùng nguy hiểm, làm chậm phản ứng của chúng ta khi có tình huống bất ngờ ập đến.
Chú ý không đặt tay ở vị trí quá cao, vì lỡ có xảy ra va chạm, túi khí được kích hoạt và đẩy ra với một lực cực mạnh. Nếu bạn để tay sai quy cách nêu trên trong trường hợp túi khí bung mạnh sẽ khiến tay bạn đập vào mặt hoặc sẽ khiến bạn bị tai nạn nặng hơn.
Các kỹ thuật đánh lái ô tô
1. Đánh lái chéo tay (hand-over-hand) – áp dụng khi di chuyển với tốc độ dưới 25km/h
Đây là kỹ thuật cơ bản mà người lái xe nào cũng phải nắm vững. Khi thực hiện kỹ thuật này, 2 tay sẽ thay phiên bắt chéo để kéo vô lăng vào phía chúng ta muốn rẽ.
Kỹ thuật đánh lái này giúp lái xe đánh 1 góc rộng trong một khoảng thời gian ngắn, phù hợp khi đi chuyển trong những nơi có diện tích chật hẹp
Bên cạnh đó, kỹ thuật đánh lái chéo tay cũng giúp tận dụng lực tay nhiều hơn hỗ trợ lực khi đi trên những xe có vô lăng nặng.
Tuy nhiên, có điều hạn chế khi sử dụng kỹ thuật này là người lái sẽ mất một khoảng thời gian di chuyển tay. Điều này sẽ giảm đi khả năng ứng phó của lái xe trong những tình huống bất ngờ. Hơn nữa, khi có tai nạn nếu tay vẫn để ở vị trí vắt chéo cũng gây nên những chấn thương nguy hiểm ở phần tay và phần mặt.
- Đánh lái kéo-đẩy(push & pull) – áp dụng khi rẽ tốc độ cao.
Kỹ thuật đánh lái này có phần nâng cao hơn so với kỹ thuật kéo đẩy phía trên và nên sử dụng khi rẽ ở tốc độ cao. Chi tiết thao tác kỹ thuật này các bạn tham khảo các bước bên dưới.
Bước 1: Chúng ta sẽ kéo 2 tay đặt ở vị trí 12 giờ trên vô lăng
Bước 2: muốn rẽ hướng nào, người lái sẽ dùng bàn tay ở hướng đó để chủ động đánh vô lăng. Ở đây là về bên trái nên mình sử dụng tay trái để kéo vô lăng xuống. Tay còn lại để hờ và cũng di chuyển cùng lúc với tay kia xuống phía dưới
Bước 3: sau khi 2 tay gặp nhau ở vị trí 6 giờ thì tay trái sẽ truyền lại cho tay phải phần chủ động động kéo vô lăng lên ngược phía trên. Lúc này thì tay trái sẽ để hờ theo và di chuyển cùng lúc với tay phải ngược lên vị trí 12 giờ. Và cứ thế lặp lại như bước 2 và 3 với 2 bàn tay thay phiên nhau đánh vô lăng.
Kỹ thuật đánh lái kéo-đẩy này khắc phục những nhược điểm của đánh lái chéo tay khi đi ở tốc độ cao. Nó giúp chúng ta đánh lái được mượt hơn, định hướng chiếc xe chính xác hơn cũng như là ít phải dùng quá nhiều lực khiến tay mau mỏi lái xe đường dài.
Lưu ý khi đánh vô lăng ô tô
Khi đánh lái vô lăng xe ô tô cần lưu ý:
- Không vê vần vô lăng bằng lòng bàn tay bởi tay thường ra mồ hôi dễ trơn trượt, rất nguy hiểm.
- Không quay vô lăng bằng cách nắm chấu vô lăng do phạm vị hoạt động rất hạn chế.
- Có thể xoay vô lăng khi lùi xe bằng 1 tay, tuy nhiên nên hạn chế để kiểm soát lực vô lăng tốt hơn.