La zăng hay còn gọi là mâm xe, một bộ phận chuyển động của ô tô giúp cho cho xe được cân bằng và ổn định khi lưu thông trên đường. Hãy cùng Thành Dũng tìm hiểu la zăng đóng vai trò gì trên ô tô
Lazang xe ô tô được làm từ nhiều chất liệu như carbon, sắt, thép hoặc hợp kim nhôm với nhiều kiểu dáng đa dạng khác nhau. Đối với các nhà sản xuất ô tô, lazang thép và hợp kim nhôm là hai loại được sử dụng nhiều nhất.
Cấu tạo và chức năng của la zăng ô tô được ắn vào trục bánh xe thông qua các lỗ nhỏ trên vành xe và được cố định bởi các bu lông và tắc kê, Vừa có tính chắc chắn vừa có tình thăng bằng và ổn dịnh cho xe ô tô
Lazang (mâm) sắt
Cấu tạo và chức năng của la zăng ô tô: Lazang sắt hay còn gọi là mâm sắt được làm từ sắt hoặc thép, có rãnh gờ giúp mâm xe ôm sát vành xe, giữ cho lốp xe cố định khi bơm hơi. Mâm sắt sở hữu nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, khả năng chịu tải tốt và độ biến dạng thấp. Chính vì vậy mâm sắt rất phổ biến trên xe tải, xe khách nhiều chỗ ngồi, các loại xe công trình, xe chuyên dụng…
Tuy nhiên, mâm sắt có nhược điểm lớn chính là đơn điệu về thiết kế, trọng lượng nặng nề, cần thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng để tránh gỉ sét. Do đó các xe du lịch, xe gia đình rất hạn chế sử dụng mâm sắt. Các nhà sản xuất ô tô cũng chỉ trang bị bánh mâm sắt trên các phiên bản giá rẻ, phục vụ nhu cầu kinh doanh là chủ yếu.
Và để tăng tính thẩm mỹ cho loại lazang sắt, người ta sử dụng thêm các miếng ốp lazang ô tô đem lại vẻ thiện cảm hơn so với miếng sắt thô kệch và nhàm chán. Ốp lazang oto cũng có nhiều kiểu dáng để khách hàng lựa chọn, từ loại 5 chấu thể thao cho đến loại chấu kép, chấu hình chữ V hay chấu hình cánh quạt…
Cùng với đa dạng thiết kế, ốp lazang ô tô cũng đa dạng về chất liệu. Phổ biến nhất là loại nhựa composite nhẹ, bền bỉ, có thể gắn vào vành sắt thông qua dây rút chắc chắn, có thể chạy tốc độ cao trên đường cao tốc mà không bị rơi ra ngoài. Ngoài ra ở các dòng xe chở khách 24 – 50 chỗ, op lazang oto bằng inox khá phổ biến.
Lazang hợp kim nhôm (mâm đúc)
Cấu tạo và chức năng của la zăng ô tô: Ưu điểm lớn nhất của loại la zang này chính là trọng lượng nhẹ, độ cứng tốt, dễ dàng thiết kế những kiểu dáng lạ mắt, độc đáo, đem lại cá tính cho chủ nhân chiếc xe. Chính vì sức hút khó cưỡng trên, rất nhiều chủ nhân của các mẫu xe sử dụng mâm sắt đã cố gắng nâng cấp lên lazang hợp kim nhôm cho chiếc xe của mình.
Nhược điểm lớn nhất của lazang hợp kim nhôm chính là giá thành còn cao. Các hãng xe phổ thông như Toyota cũng đang phổ cập lazang hợp kim nhôm trên các dòng xe của mình. Tuy nhiên, các lazang tiêu chuẩn cũng có kích thước tương đối nhỏ trong khoảng 14 – 18 inch tùy dòng xe và phân khúc.
Trên lazang hợp kim nhôm thường đi kèm với chiếc nắp chụp lazang ô tô. Đây thường là điểm được các hãng xe đặt logo và bị bọn “đạo chích” nhòm ngó. Dù không đáng giá bao nhiêu nhưng làm mất đi nhiều thẩm mỹ của xe. Trên thị trường cũng bán các loại nắp chụp lazang độ khá đẹp mắt, và đây cũng là tùy chọn được nhiều người khuyên dùng để tránh tình trạng trộm cắp phụ kiện ô tô gia tăng.
Kích cỡ các loại mâm dúc
Phổ biến với lazang 13 inch đến 20 inch.
Cấu tạo và chức năng của la zăng ô tô: Đường kính mâm hay kích thước la zăng: theo quy định sẽ được tính bằng đơn vị inch. Tốt nhất chúng ta nên tìm một chiếc lazang có cùng kích thước với chiếc lazang nguyên bản. Vì một chiếc lazang lớn hơn sẽ không thể gắn vừa chiếc lốp cũ và chúng ta phải thay thế cả bộ lốp mới. Thông thường lazang có đường kính lớn hơn, thì phải đi kèm với bộ lốp mỏng hơn.
Đường kính bu lông (mm): thông số này thường đi kèm với số lỗ và được viết tắt là PCD (Pattern Circle Diameter). Thông số này thể hiện đường kính của vòng tròn chính giữa lazang, nơi sẽ là điểm mà cốt hay trục bánh đi qua. Thông số này phải khớp với thông số của xe thì mới có thể gắn chặt lazang.
Khoảng cách từ bên trong đến mép vành và khoảng cách từ bên ngoài đến mép vành (inch): hai thông số này cộng lại chính bằng chiều rộng của lazang phía trên. Thông số này cũng tương đối quan trọng để xác định lazang phù hợp với loại xe nào và cơ cấu dẫn động nào.
Nếu khoảng cách từ bên trong đến mép vành lớn, lazang này sẽ dùng cho các xe dẫn động cầu trước FWD. Nếu khoảng cách từ bên ngoài đến mép vành lớn, lazang sẽ dùng cho các xe dẫn động cầu sau RWD, xe off-road cần lốp béo. Nếu khoảng cách giữa bên trong và bên ngoài bằng nhau, lazang sẽ dùng cho các xe SUV.
Chọn lựa giữa La zăng zin theo xe hoặc Mâm đúc độ:
Cấu tạo và chức năng của la zăng ô tô: Cho dù chúng ta có tìm mua những chiếc lazang hợp kim chính hãng, các tiệm chuyên lazang cũng có thể tìm được các nguồn lazang chính hãng giá gốc, hoặc lazang “zin” của khách hàng độ xe bán lại cho cửa hàng. Tất cả đều mang đến một chi phí hợp lý hơn so với mua lazang chính hãng bên trong đại lý.
Chúng ta cũng có thể có nhiều phương án để nâng cấp lazang cho xế yêu, từ việc thay đổi bộ lazang nguyên bản cho đến nâng cấp lazang lớn hơn. Tuy nhiên với việc nâng cấp lazang chúng ta cũng cần phải đạt được sự nhất quán về mặt kỹ thuật, giúp xe không thay đổi quá nhiều thông số kỹ thuật nguyên bản. Vì thông thường, việc nâng cấp lazang lớn hơn sẽ khiến xuất hiện sai số ở đồng hồ báo tốc độ.